Danh mục sản phẩm
NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ NGHỆ ĐEN
Nghệ đen có tên khoa học là Curcuma zedoariae, họ Gừng Zingiberacea.
Chi Curcuma ở Việt Nam có đến gần 20 loài, nghệ đen là 1 loài trong số đó. Không giống như cây nghệ vàng (Curcuma longa), nghệ đen ít được nghiên cứu và ít phổ biến hơn. Vì vậy những tài liệu nghiên cứu về nghệ đen cũng không nhiều.
Về y học cổ truyền trong nước, tài liệu y văn chính thống không ghi nhiều về công dụng: “Theo tài liệu cổ nga truật vị đắng, cay, tính ôn,vào can kinh. Có tác dụng hành khí, phá huyết tích, tiêu tích hoá thực. Chữa ngực bụng đau, ăn uống không tiêu. Nga truật giúp sự tiêu hoá, chữa đau bụng, kích thích, bổ. Còn có tác dụng chữa ho, kinh nguyệt bế không đều. Ngày dùng 3-6g dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hay thuốc viên.” Sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của Gíao sư, tiến sĩ Đỗ Tất Lợi.
Những nghiên cứu gần đây về công dụng của Curcumin (hoạt chất chính trong củ nghệ vàng) làm cho chất này được để ý và sử dụng nhiều. Những công dụng của Curcumin trong đau dạ dày, chống viêm, chống oxy hoá, bảo vệ gan, ức chế khối u… đã được nghiên cứu và chứng minh (1) (Role of Curcumin in systemic and oral health trong tạp chí Journal of natural Science, Biology and Medicine, 2013).
Tuy nhiên trong nước chưa có nghiên cứu và Curcuminoids trong củ nghệ đen. Những tài liệu của nước ngoài cũng ít được để ý.
Nghệ đen chứa hàm lượng Curcumin khá cao:
Trong một nghiên cứu của S. Paramapojn, W. Gritsanapan về QUANTITATIVE ANALYSIS OF CURCUMINOIDS IN CURCUMA ZEDOARIA RHIZOMES IN THAILAND BY HPLC METHOD (2) – (phân tích định lượng Curcuminoid trong củ nghệ Curcuma zedoaria ở Thái Lan bằng phương pháp sắc ký lớp mỏng cao áp) cho thấy hàm lượng Curcuminoid tổng cao nhất trong mẫu bột nghệ đen là 2,5+0,52%(klg/klg) trong khi đó hàm lượng thấp nhất là 1,06+0,31% (klg/klg). Điều này chứng tỏ hoạt chất chính có tác dụng trong củ nghệ đen khá cao.
Nghệ đen có tác dụng kháng viêm:
Trong một nghiên cứu của Mi Kyung Jang, Dong Hwan Sohn , Jae-Ha Ryu chứng minh tác dụng kháng viêm của nghệ đen Curcuma zedoaria do ức chế tổng hợp chất TNF-alpha.(3)
Nghệ đen có tác dụng ức chế sự phát triển khối u:
Nghiên cứu Effect of Curcuma zedoaria crude extract against tumor progression and immunomodulation của Carvalho FR; Vassão RC; Nicoletti MA; Maria DA cho thấy chất chiết của Curcuma zedoria có tác dựng ức chế phát triển khối u. (4)
Nghệ đen hiệu quả trong viẹc bảo vệ chống lại tình trạng thừa acid dịch vị và loét dạ dày:
Trong nghiên cứu Evaluation of anti-ulcer effect of root of Curcuma zedoaria in rats (đánh giá tác động chống loét của củ nghệ đen trên chuột) của Raghuveer Gupta P S1, Md. Majed Ali1, Eranna D1 and Ramachandra Setty S, người ta thấy rằng nghệ đen là thành phần chính trong một số phương thuốc Unani của Ấn Độ trong điều trị lóet dạ dày tá tràng. Nghiên cứu cho thấy rằng bột củ nghệ đen (200 mg / kg) làm giảm độ pH dạ dày, axit tự do, acid tổng và chỉ số loét một cách đáng kể và kết quả là tương đương so với thuốc omeprazole (30 mg / kg). Có thể kết luận rằng củ nghệ đen có hiệu quả trong việc bảo vệ chống lại tình trạng thừa acid dịch vị và loét dạ dày. (5)
Nghệ đen có tác dụng bảo vệ chống lại sự rối loạn chức năng của hội chứng chuyển hoá:
Trong nghiên cứu Phytopreventive antihypercholesterolmic and antilipidemic perspectives of zedoary (Curcuma Zedoaria Roscoe.) herbal tea, của Sara Tariq, Muhammad Imran, Zarina Mushtaq, and Nosheen Asghar cho thấy rằng Nghệ đen có tác dụng bảo vệ chống lại sự rối loạn chức năng của hội chứng chuyển hoá. (6)
Những nghiên cứu cho thấy rằng Từ lâu nghệ đen đã đựơc sử dụng làm thuốc ở Ấn Độ và có nhiều công dụng. Những tài liệu nghiên cứu ở Việt Nam không nhiều làm cho việc ứng dụng để giúp cho người dân chưa nhiều.
DƯỢC SỸ NGUYỄN KHẮC SƠN.
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3633300/
- http://www.actahort.org/books/786/786_18.htm
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3633300/
- http://www.scielo.br/scielo.php?script=sci_arttext&pid=S1678-91992010000200013
- http://www.niscair.res.in/sciencecommunication/researchjournals/rejour/ijtk/Fulltextsearch/2003/October%202003/IJTK-Vol%202(4)-October%202003-pp%20375-377.htm
- https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4769493/